Hoa ACTISO và tác dụng theo khoa học – Bạn nên biết và tránh nhầm lẫn với hoa ATISO đỏ
6 Năm trước 2257

Hoa Atiso (Tên tiếng anh là Artichoke) - (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp artichaut /aʁtiʃo/)[1] (tên khoa học: Cynara scolymus) - Ở miền bắc thường gọi là Actiso. Nên một số sản phẩm Cao Atiso, Trà Atiso miền bắc thường gọi là Trà Actiso, Cao Actiso.

 

b3c8a323133afd64a42b

Thu hoạch actiso ở Nam Mỹ

Hoạt chất chính của actisô là cynarine(Acide 1- 3 dicaféin quinic). Actiso có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá actisô tươi.

 

Ở Việt Nam, người ta còn sản xuất được Cao Hoa Actiso, với thành phần Hoa Actiso lên đến 95%

 

HOA ACTISO KHÁC VỚI CÂY BỤP GIẤM 

Actiso đỏ là tên gọi mỹ miều người bán hàng đặt cho cây bụp giấm (cây bông chua) để tăng độ hấp dẫn với quảng cáo lợi tiểu, tốt cho gan (giống như công dụng của hoa actiso) nhưng  thực tế bụp giấm không có công dụng này.

 

"Actiso đỏ" - cái tên mỹ miều mà nhiều người bán hàng cố ý đánh tráo khái niệm

Theo wikipedia: Bụp giấm hay còn gọi đay Nhật, bụt giấm (danh pháp hai phần: Hibiscus sabdariffa L.[1]) là loài thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae) có nguồn gốc ở Tây Phi.[2] Cây sống khoảng một năm, cao từ 1,5 - 2m, phân nhánh gần gốc, màu sắc tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài màu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.

Vậy, Bụp giấm đâu có họ hàng gì với Actiso nhỉ?

Vậy cây bụp giấm có tác dụng gì không?

Loại cây này là loại cây dại. thực tế không có giá trị về mặt y học. Thường được tận dụng đặc tính chua để làm mứt, làm giấm và sử dụng trong thực phẩm. Gần đây, rất nhiều người thậm chí các chuyên gia copy trên báo mạng đưa ngang tầm loại cây dại này với cây actiso.

Vâỵ công dụng của cây actiso thật sự là gì?

Đầu tiên, chắc chắn rằng actiso có lợi cho gan. Được mệnh danh là siêu thực phẩm, Ăn actiso sẽ giúp thúc đẩy siêu hợp chất chống oxi hóa glutathione, có nhiều tác dụng chống lão hóa và giúp thanh lọc độc tố khỏi cơ thể.

Các hoạt chất trong Lá tươi actiso và Hoa Actiso được giới khoa học khẳng định có khả năng ngăn ngừa ung thư gan, giải trừ độc tố trong gan, phục hồi chức năng gan. Giúp ích nhiều cho quá trình thanh lọc gan. Actisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan.

Bệnh phù và thấp khớp cũng được chữa khỏi bởi cây actiso. Ngoài ra, cây Actiso còn có khả năng thông mật, lợi tiểu.  

Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không. Vì vậy trà actisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà actisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Actisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.

Actiso có khả năng trị mụn không?

Có. Vì đa phần nguyên nhân mụn từ bên trong do nội tiết tố và do nóng gan. Độc tố tích tụ lâu ngày sinh ra mụn nhọt, đặt biệt là mụn trên lưng và trên ngực. Uống Actiso có khả năng giảm mụn sau từ 15 đến 20 ngày.

Actiso có hại khi dùng nhiều không?

Không nên lạm dụng actiso, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai. Chúng ta luôn sử dụng bất kì thứ gì mặc dù được cho là tốt với liều lượng vừa phải là tốt hơn cả.

Một số người uống cao Actiso đậm đặc, hay dùng quá nhiều trong ngày cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của Gan. Nên hết sức lưu ý.